528 Store

Chuyện chưa biết về figure "Black Myth: Wukong" làm điên đảo cộng đồng game thủ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VĂN HÓA 528 Sunday, 25 August, 2024

Hơn 700.000 người đặt trước, 1 vạn bản giới hạn bay sạch chỉ trong chưa đầy 1 phút..., bộ sưu tập merchandise "Black Myth: Wukong" bản vật lý đang góp phần chứng minh sức nóng hừng hực của tựa game này. 

Tựa game 3A của Trung Quốc ‘Black Myth: Wukong’ đang thể hiện khả năng kiếm tiền cực kỳ mạnh mẽ. Bên cạnh các sản phẩm hợp tác bán chạy như cà phê và PS5, các sản phẩm ăn theo (merchandise) cũng rất được ưa chuộng. Phiên bản hộp quà giới hạn 10.000 bộ có giá lên đến 1.998 RMB (khoảng 7 triệu VND chưa bao gồm phụ phí) đã được bán hết trong vòng một phút sau khi ra mắt.

Hộp quà này bao gồm mã kích hoạt game, cuộn tranh, postcard và một action figure theo nguyên mẫu nhân vật chính Ngộ Không.

Phiên bản hộp quà giới hạn ‘Black Myth: Wukong’

Sau khi những người chơi may mắn đầu tiên giật được slot và đăng tải hình ảnh bức tượng lên mạng xã hội, giá chợ đen của hộp quà nhanh chóng được đẩy lên trời. 

Nhà sản xuất figure hợp tác với Game Science để tạo ra mẫu figure này là INART - một brand thuộc Công ty Sáng tạo Văn hóa Thủ Xuyên Hàng Châu (Thủ Xuyên Văn Hóa). Vào tháng 6 năm nay, INART đã thông báo việc hợp tác với Game Science để sản xuất mẫu figure tỉ lệ 1:6 ‘Đối Diện Thiên Mệnh’ - phiên bản vật lý collector's edition của ‘Black Myth: Wukong’, gây ra một làn sóng mong chờ trong người hâm mộ.

Nhà đồng sáng lập Thủ Xuyên Văn Hóa Lưu Trác chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Jiemian rằng họ rất tin tưởng vào khả năng bán ra của hộp quà phiên bản sưu tập nhờ vào sự yêu thích dành cho ‘Black Myth: Wukong’, nhưng lượng nhu cầu lớn như vậy vẫn nằm ngoài dự đoán của họ. Ngay khi thông tin được công bố, số người đăng ký mua trước đã lên tới 700.000 người.

Thủ Xuyên Hàng Châu chính thức gia nhập lĩnh vực sản xuất figure từ năm 2018 với các thương hiệu như Queen Studios và INART, trong đó INART chuyên sản xuất mô hình nhân vật có thể cử động (action figure). Trong lĩnh vực mô hình nhân vật sưu tầm, sau khi công ty này nhận được bản quyền từ Marvel và DC, họ đã lần lượt ra mắt các mô hình nhân vật như Loki, Spider-Man, Iron Man và Joker với tỉ lệ 1:1. Nhân sự của công ty cũng phát triển từ vài người ban đầu lên tới hơn trăm người như hiện nay.

Quá trình ra đời của mẫu figure này phải quay trở lại bốn năm trước.

Từ năm 2020, Lưu Trác, với nền tảng thiết kế mỹ thuật game, đã bày tỏ ý định hợp tác với Dương Kỳ, đồng sáng lập Game Science và là Art Director của ‘Black Myth: Wukong’; nhưng ý tưởng lúc đó chưa đủ chín muồi. Phải đến năm 2022, hai bên mới chính thức xác định hợp tác và quyết định tạo ra mô hình nhân vật có khả năng ‘chơi’ nhiều hơn. Sau hơn một năm phát triển, sản phẩm cuối cùng đã được ra mắt với hình dạng hiện tại.

Mẫu figure nhân vật ‘Ngộ Không’ có thể cử động

Là một mô hình nhân vật mang tính sưu tầm, sản phẩm được đặt yêu cầu chất lượng rất cao. Dù đã tham gia ngành từ sớm, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhưng với lần hợp tác này, Thủ Xuyên Văn Hóa vẫn gặp thách thức không nhỏ khi sản phẩm phải được hoàn thành và ra mắt đúng ngày 20 tháng 8 năm 2024, cũng là ngày ‘Black Myth: Wukong’ chính thức phát hành.

Trước đây, công ty thường áp dụng hình thức pre-order (bán đặt trước) cho các sản phẩm, giúp việc sản xuất dễ dàng hơn. Nhưng ‘Ngộ Không’ là sản phẩm sản xuất giới hạn, số lượng lớn và thời gian gấp rút.

Ngoài ra, so với figure nhân vật thông thường, figure nhân vật có thể cử động liên quan đến nhiều bộ phận và công đoạn khác nhau, cần phải điều chỉnh phối hợp nhiều phần. Lưu Trác cho biết, từ cuối năm 2023, mô hình nhân vật ‘Ngộ Không’ đã bắt đầu được sản xuất.

Trên thực tế, mức giá khoảng 2.000 RMB là mức giá cơ bản so với giá action figure 1:6 trên thị trường cũng như so với chính các dòng sản phẩm của Queen Studio và INART. Lưu Trác cho biết, giá của sản phẩm này là do hai bên cùng thảo luận và quyết định, chi phí không phải là yếu tố hàng đầu mà mục tiêu chung là ‘đầu tiên phải tạo ra sản phẩm tốt’.

Sản phẩm phái sinh từ IP (fangoods) từ lâu đã là một trong những phương thức quan trọng để hiện thực hóa giá trị của ngành công nghiệp văn hóa; tuy nhiên việc bán figure nhân vật được thúc đẩy bởi ‘Black Myth: Wukong’ đã mang lại một ý nghĩa mới. Lưu Trác tin rằng, sự phổ biến của ‘Black Myth: Wukong’ đã kích thích sự tự tin của toàn ngành công nghiệp game và văn hóa Trung Quốc.

Từ góc độ Thủ Xuyên Văn Hóa, trước đây họ chủ yếu nhận được bản quyền từ các IP nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của người sưu tầm trong nước, nhưng bây giờ với IP nội địa này, họ tràn ngập hy vọng có thể đưa các sản phẩm văn hóa phái sinh ra thị trường quốc tế, truyền tải nhiều yếu tố Trung Quốc hơn.

>> Những khái niệm cần biết cho người vừa "nhập môn" đu goods

>> Vì sao người hâm mộ trên thế giới ngày càng chuộng mua goods off?

Tags: Black Myth: Wukong figure Game Science
Bạn đang xem: Chuyện chưa biết về figure "Black Myth: Wukong" làm điên đảo cộng đồng game thủ
Bài trước
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messager
Danh sách so sánh

Giỏ hàng